MỞ MỘT TIỆM BÁNH CẦN NHỮNG GÌ
MỞ MỘT TIỆM BÁNH CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ?
Bánh luôn là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người cho dù họ là ai, giới tính, độ tuổi vì cái béo ngậy, thơm ngon không thể kiềm lại được của bánh. Chính vì thế, việc mở một tiệm bánh đang dần trở thành xu hướng của nhiều bạn trẻ hiện nay vừa thoả thích đam mê làm bánh vừa có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhưng câu hỏi là phải bắt đầu từ đâu, làm thế nào và chuẩn bị những gì? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này
- Định hướng loại hình bánh cần kinh doanh
Hiện nay mô hình tiệm bánh hoàn chỉnh bao gồm 3 loại bánh sau: Bánh Mì Lạt, Bánh Mì Ngọt và Bánh Kem (bánh gatô).
- Bánh mì lạt là bánh có ít đường và ít muối như: Bánh mì ổ – French Bread, bánh mỳ Baguette, bánh mỳ sandwich….
- Bánh mì lạt có 2 loại: Đặc ruột và rỗng ruột. Loại đặc ruột ăn ngon hơn và được nhiều người lựa chọn vì bánh không nở to và nặng hơn bánh rỗng ruột. Giá bánh thường dựa trên trọng lượng của bột. Bánh lạt phải ăn nóng giòn thì mới ngon.
- Bánh ngọt là một loại chính của bánh kẹo . Bánh bao gồm nhiều loại khác nhau của các sản phẩm nướng được làm từ các nguyên liệu như bột mì, đường, sữa, bơ, shortening, bột nổi, và trứng. Bánh ngọt được phân biệt với bánh mì do có hàm lượng chất béo cao hơn, góp phần vào một kết cấu không ổn định hoặc crumbly.
- Bánh kem là một món ăn ngọt dạng cốt như bánh bông lan xốp và được phủ lên một lớp kem dày vừa để trang trí vừa để tăng thêm hương vị cho bánh. Bánh kem được sử dụng chủ yếu trong những dịp lễ, ngày kỉ niệm, ngày quan trọng v…v.
Ở Việt Nam có 3 loại hình tiệm bánh đang tồn tại:
1. Chỉ làm bánh mì lạt (Bán số lượng nhiều, bỏ mối)
2. Chỉ làm bánh kem (Đơn giản và có thu nhập tương đối ổng định)
3. Làm đủ các loại bánh (Tiệm bánh chuẩn)
- Kết hợp
Việc mở tiệm bánh không chỉ đơn thuần là bán bánh không thôi, bạn có thể mở tiệm bánh kết hợp với những đồ uống khác như cà phê, trà, v..v hoặc những đồ vật trang trí cho buổi tiệc. Hình thức kinh doanh này không phải quá mới lại nhưng nó sẽ giúp cho bạn thu hút được một số đối tượng khách khác cũng như đem lại nguồn thu nhập cho tiệm.
- Nghiên cứu thị trường
Sauk hi biết rõ mình sẽ bán loại bánh nào, chúng ta nên nghiên cứu về thị hiếu khách hàng, tìm ra đối tượng tiềm năng cùng với việc xem xét khả năng vốn của mình.
Nếu đối tượng khách hàng nhắm tới là giới trẻ thì nên làm các loại bánh nhiều màu sắc, đặc biệt hoặc “lạ tai”, có thể bán cùng với đồ uống ngọt như trà sữa,….Còn nếu bán cho dân văn phòng, phụ nữ muốn giảm cần thì làm các loại bánh ít béo, ít ngũ cốc, kết hợp với bán cà phê.
- Mặt bằng kinh doanh
Kinh doanh bánh có hai hình thức: một là tự làm bánh rồi bán tại cửa hàng của mình, hai là đi nhập bánh của các thương hiệu uy tín về bán. Trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập nhiều hơn đến hình thức thứ nhất: tự làm và tự bán.
Nhưng dù với bất cứ hình thức nào thì mặt bằng kinh doanh tiệm bánh cũng cần phải đủ rộng, thoáng mát, thông thường diện tích vào khoảng 60 đến 100 mét vuông. Với diện tích đó có thể dành một khu riêng cho việc làm và nướng bánh, một khu bày bàn ghế khi khách muốn ăn tại chỗ và một khu để tủ kính bày bán thành phẩm.
- Thiết kế tiệm bánh
Sau khi đã lựa chọn được hình thức kinh doanh bán bánh , đối tượng khách hàng và mặt bằng kinh doanh thì bước tiếp theo là thiết kế, trang trí tiệm bánh. Tuỳ vào đối tượng khách hàng thì chúng ta sẽ trang trí tiệm bánh sao cho phù hợp nhất với họ. Ngoài ra, cũng cần phải bố trí hợp lý các khu vực với nhau như khu trưng bày sản phẩm, khu tính tiền, khu cho khách ngồi ăn tại tiệm, khu làm bánh, khu vệ sinh v…v
- Trang thiết bị trong cửa hàng
- Đối với hình thức chỉ kinh doanh bánh mì lạt
Máy trộn bột bao gồm máy nhào bột, máy đánh bột
Máy cán bột giúp cán cho bột dẻo, mịn ra.
Máy chia bột . Sau khi trộn bột, bạn cần có thiết bị để chia bột thành những phần nhỏ hơn. Làm bằng phương pháp thủ công mất nhiều thời gian và lượng bột được chia chắc chắn sẽ không được đều. Máy chia bột sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề đó và chia trọng lượng bột theo tỉ lệ chuẩn của các loại bánh
Máy vê bột nhào nặn, tạo hình dáng cho các loại bánh.
Máy kích nở bột. Nếu bạn muốn thời gian làm bánh được rút ngắn thì chiếc máy kích nở bột sẽ hỗ trợ bạn đắc lực. Thay vì thời gian chờ cho bột nở thì bạn có thể sử dụng thiết bị kích nở bột chuyên dụng. Với máy kích nở bột sẽ cho ra chất lượng bột theo đúng yêu cầu của từng loại bánh. Thiết bị dễ sử dụng và mang lại sự tiện nghi cho các cửa hàng bán bánh hay các nhà hàng, khách sạn…
Lò nướng bánh (Loại có chức năng phun nước – Steam hơi nước). Steam nước rất quan trọng để bánh nứt giòn và có màu vàng). Có 2 loại Lò nướng bánh Lạt là: Lò Đối Lưu và Lò Xoay. Lò đối lưu có chức năng quạt gió ra và hút vào làm bánh chín đều. Lò xoay thì có xe nướng bánh quay trong Lò, bánh chín đều hơn. Nướng bánh lạt cần khay nướng loại sóng (khay sóng) hoặc khay đục lỗ.
Máy cắt lát bánh mì Đây là thiết bị cần dùng để sản xuất các loại bánh sanwich, bánh mì lạt. Thiết bị tạo ra những lát bánh mì đều, có thể dùng làm bánh mì kẹp…
- Đối với hình thức kinh doanh bánh mì ngọt và bánh kem
Một cửa hàng làm bánh ngọt hoặc bánh kem cần phải được trang bị những thiết bị hiện đại, tối tân nhất để đảm bảo chất lượng sản phẩm, đối với bánh kem tươi thì điều này càng phải đặc biệt lưu ý. Một số trang bị cần thiết trong cửa hàng có thể kể đến:
Máy trộn bột: nếu cửa hàng của bạn chỉ có quy mô vừa và nhỏ thì bạn có thể trộn bột bằng tay, nhưng nếu mở rộng hơn thì lời khuyên là nên dùng máy trộn bột để đảm bảo công suất.
Máy đánh kem / trứng loại nhiều tốc độ, lồng cầu có que đánh đều thì đánh kem mới đẹp hoặc đánh trứng sẽ đều hơn làm cho bánh sẽ xốp và mịn hơn
Máy cán bột giúp cán cho bột dẻo, mịn ra.
Máy chia bột . Sau khi trộn bột, bạn cần có thiết bị để chia bột thành những phần nhỏ hơn. Làm bằng phương pháp thủ công mất nhiều thời gian và lượng bột được chia chắc chắn sẽ không được đều. Máy chia bột sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề đó và chia trọng lượng bột theo tỉ lệ chuẩn của các loại bánh
Máy vê bột nhào nặn, tạo hình dáng cho các loại bánh.
Lò nướng bánh: đây hẳn là thiết bị không thể thiếu trong mỗi cửa hàng bánh ngọt, cùng tùy vào năng suất mà bạn lựa chọn lò nướng có số khay phù hợp.
Tủ kính trưng bày: bánh ngọt là một món ăn đặc biệt, nếu bạn không bảo quản tốt bánh sẽ bị biến chất, hỏng, nấm mốc hay đổi vị, vì vậy cần thiết kế tủ trưng bày đạt chuẩn về độ ẩm, lưu lượng không khí,…
Thiết bị giữ khô thoáng, chống chuột, kiến: bất kì một cửa hàng chuyên bán đồ ăn nào cũng đều cần một hệ thống thông khí để đảm bảo chất lượng của món ăn. Đặc biệt với đồ ngọt thì việc phòng chống chuột, kiến là rất cần thiết.
Bàn ghế, đồ trang trí: bạn nên tạo cho cửa hàng của mình một không gian ấm áp, yên tĩnh, gam màu dịu nhẹ với những món đồ trang trí bắt mắt. Bàn ghế cho khách cũng nên tạo phong cách riêng, tạo sự thoải mái tối đa, vì khi ăn bánh ngọt khách thường mang tâm lý thưởng thức là chính.
- Lựa chọn nguyên liệu
Với một cửa hàng bán bánh thì nguyên liệu làm bánh là rất quan trọng. Bạn cần tìm hiểu và chọn lựa những nguyên liệu tốt nhất, đạt chuẩn về chất lượng cũng như yêu cầu của bản thân, như thế mẻ bánh ra lò mới giữ đúng hương vị. Nhiều người từng chia sẻ, doanh thu kiếm được hơn phân nửa đều đổ vào việc mua nguyên liệu, thậm chí nhiều loại bánh gốc của nước ngoài phải nhập khẩu về. Đặc biệt với bánh kem tươi thì yêu cầu về nguyên liệu càng khắt khe hơn nhiều, vì bánh có hạn sử dụng ngắn, rất dễ hỏng.
- Quảng bá tiệm bánh
Trước khi đưa vào hoạt động, bạn nên quan tâm đến việc quảng bá và đặt bảng hiệu càng sớm nếu có thể. Bạn trao danh thiếp bất cứ khi nào cần thiết và phát tờ rơi thông báo tiệm bánh sắp khai trương. Bạn có thể mở bữa tiệc nhỏ xem như sự kiện ra mắt trước dành cho gia đình và bạn bè. Ngoài ra, bạn thiết kế website với thông tin cơ bản như giới thiệu các loại bánh, thời gian hoạt động và địa điểm hoặc viết blog hàng tuần để đưa ra lời khuyên, hướng dẫn cách làm bánh. Tất cả nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu.
Trên đây là những chia sẻ của công ty Huy Hùng cho những khách hàng nào đang muốn kinh doanh tiệm bánh nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu.
Huy Hùng tự hào là một trong những đơn vị chuyên tư vấn, thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống bếp công nghiệp đáp ứng đúng tiêu chuẩn nguyên lý thiết kế một chiều. Vì vậy, các tiệm bánh chuyên nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm khi các khu vực trong tiệm bánh sẽ được sắp xếp hợp lý giúp cho việc di chuyển, thao tác trong tiệm và trong các khu vực sẽ trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp những thiết bị làm bánh chuyên nghiệp từ các thương hiệu nổi tiếng như Sirman, Berjaya. Nếu bạn đang ấp ủ mở một tiệm bánh chuyên nghiệp cho riêng mình, đừng ngần ngại hãy gọi cho chúng tôi ngay qua số 0942.940.124 (Mr. Hùng). Với dịch vụ tốt, sản phẩm chất lượng, thì Huy Hùng tin rằng khách hàng sẽ tuyệt đối hài lòng.
MỞ MỘT TIỆM BÁNH CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ?
Bánh luôn là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người cho dù họ là ai, giới tính, độ tuổi vì cái béo ngậy, thơm ngon không thể kiềm lại được của bánh. Chính vì thế, việc mở một tiệm bánh đang dần trở thành xu hướng của nhiều bạn trẻ hiện nay vừa thoả thích đam mê làm bánh vừa có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhưng câu hỏi là phải bắt đầu từ đâu, làm thế nào và chuẩn bị những gì? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này
- Định hướng loại hình bánh cần kinh doanh
Hiện nay mô hình tiệm bánh hoàn chỉnh bao gồm 3 loại bánh sau: Bánh Mì Lạt, Bánh Mì Ngọt và Bánh Kem (bánh gatô).
- Bánh mì lạt là bánh có ít đường và ít muối như: Bánh mì ổ – French Bread, bánh mỳ Baguette, bánh mỳ sandwich….
- Bánh mì lạt có 2 loại: Đặc ruột và rỗng ruột. Loại đặc ruột ăn ngon hơn và được nhiều người lựa chọn vì bánh không nở to và nặng hơn bánh rỗng ruột. Giá bánh thường dựa trên trọng lượng của bột. Bánh lạt phải ăn nóng giòn thì mới ngon.
- Bánh ngọt là một loại chính của bánh kẹo . Bánh bao gồm nhiều loại khác nhau của các sản phẩm nướng được làm từ các nguyên liệu như bột mì, đường, sữa, bơ, shortening, bột nổi, và trứng. Bánh ngọt được phân biệt với bánh mì do có hàm lượng chất béo cao hơn, góp phần vào một kết cấu không ổn định hoặc crumbly.
- Bánh kem là một món ăn ngọt dạng cốt như bánh bông lan xốp và được phủ lên một lớp kem dày vừa để trang trí vừa để tăng thêm hương vị cho bánh. Bánh kem được sử dụng chủ yếu trong những dịp lễ, ngày kỉ niệm, ngày quan trọng v…v.
Ở Việt Nam có 3 loại hình tiệm bánh đang tồn tại:
1. Chỉ làm bánh mì lạt (Bán số lượng nhiều, bỏ mối)
2. Chỉ làm bánh kem (Đơn giản và có thu nhập tương đối ổng định)
3. Làm đủ các loại bánh (Tiệm bánh chuẩn)
- Kết hợp
Việc mở tiệm bánh không chỉ đơn thuần là bán bánh không thôi, bạn có thể mở tiệm bánh kết hợp với những đồ uống khác như cà phê, trà, v..v hoặc những đồ vật trang trí cho buổi tiệc. Hình thức kinh doanh này không phải quá mới lại nhưng nó sẽ giúp cho bạn thu hút được một số đối tượng khách khác cũng như đem lại nguồn thu nhập cho tiệm.
- Nghiên cứu thị trường
Sauk hi biết rõ mình sẽ bán loại bánh nào, chúng ta nên nghiên cứu về thị hiếu khách hàng, tìm ra đối tượng tiềm năng cùng với việc xem xét khả năng vốn của mình.
Nếu đối tượng khách hàng nhắm tới là giới trẻ thì nên làm các loại bánh nhiều màu sắc, đặc biệt hoặc “lạ tai”, có thể bán cùng với đồ uống ngọt như trà sữa,….Còn nếu bán cho dân văn phòng, phụ nữ muốn giảm cần thì làm các loại bánh ít béo, ít ngũ cốc, kết hợp với bán cà phê.
- Mặt bằng kinh doanh
Kinh doanh bánh có hai hình thức: một là tự làm bánh rồi bán tại cửa hàng của mình, hai là đi nhập bánh của các thương hiệu uy tín về bán. Trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập nhiều hơn đến hình thức thứ nhất: tự làm và tự bán.
Nhưng dù với bất cứ hình thức nào thì mặt bằng kinh doanh tiệm bánh cũng cần phải đủ rộng, thoáng mát, thông thường diện tích vào khoảng 60 đến 100 mét vuông. Với diện tích đó có thể dành một khu riêng cho việc làm và nướng bánh, một khu bày bàn ghế khi khách muốn ăn tại chỗ và một khu để tủ kính bày bán thành phẩm.
- Thiết kế tiệm bánh
Sau khi đã lựa chọn được hình thức kinh doanh bán bánh , đối tượng khách hàng và mặt bằng kinh doanh thì bước tiếp theo là thiết kế, trang trí tiệm bánh. Tuỳ vào đối tượng khách hàng thì chúng ta sẽ trang trí tiệm bánh sao cho phù hợp nhất với họ. Ngoài ra, cũng cần phải bố trí hợp lý các khu vực với nhau như khu trưng bày sản phẩm, khu tính tiền, khu cho khách ngồi ăn tại tiệm, khu làm bánh, khu vệ sinh v…v
- Trang thiết bị trong cửa hàng
- Đối với hình thức chỉ kinh doanh bánh mì lạt
Máy trộn bột bao gồm máy nhào bột, máy đánh bột
Máy cán bột giúp cán cho bột dẻo, mịn ra.
Máy chia bột . Sau khi trộn bột, bạn cần có thiết bị để chia bột thành những phần nhỏ hơn. Làm bằng phương pháp thủ công mất nhiều thời gian và lượng bột được chia chắc chắn sẽ không được đều. Máy chia bột sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề đó và chia trọng lượng bột theo tỉ lệ chuẩn của các loại bánh
Máy vê bột nhào nặn, tạo hình dáng cho các loại bánh.
Máy kích nở bột. Nếu bạn muốn thời gian làm bánh được rút ngắn thì chiếc máy kích nở bột sẽ hỗ trợ bạn đắc lực. Thay vì thời gian chờ cho bột nở thì bạn có thể sử dụng thiết bị kích nở bột chuyên dụng. Với máy kích nở bột sẽ cho ra chất lượng bột theo đúng yêu cầu của từng loại bánh. Thiết bị dễ sử dụng và mang lại sự tiện nghi cho các cửa hàng bán bánh hay các nhà hàng, khách sạn…
Lò nướng bánh (Loại có chức năng phun nước – Steam hơi nước). Steam nước rất quan trọng để bánh nứt giòn và có màu vàng). Có 2 loại Lò nướng bánh Lạt là: Lò Đối Lưu và Lò Xoay. Lò đối lưu có chức năng quạt gió ra và hút vào làm bánh chín đều. Lò xoay thì có xe nướng bánh quay trong Lò, bánh chín đều hơn. Nướng bánh lạt cần khay nướng loại sóng (khay sóng) hoặc khay đục lỗ.
Máy cắt lát bánh mì Đây là thiết bị cần dùng để sản xuất các loại bánh sanwich, bánh mì lạt. Thiết bị tạo ra những lát bánh mì đều, có thể dùng làm bánh mì kẹp…
- Đối với hình thức kinh doanh bánh mì ngọt và bánh kem
Một cửa hàng làm bánh ngọt hoặc bánh kem cần phải được trang bị những thiết bị hiện đại, tối tân nhất để đảm bảo chất lượng sản phẩm, đối với bánh kem tươi thì điều này càng phải đặc biệt lưu ý. Một số trang bị cần thiết trong cửa hàng có thể kể đến:
Máy trộn bột: nếu cửa hàng của bạn chỉ có quy mô vừa và nhỏ thì bạn có thể trộn bột bằng tay, nhưng nếu mở rộng hơn thì lời khuyên là nên dùng máy trộn bột để đảm bảo công suất.
Máy đánh kem / trứng loại nhiều tốc độ, lồng cầu có que đánh đều thì đánh kem mới đẹp hoặc đánh trứng sẽ đều hơn làm cho bánh sẽ xốp và mịn hơn
Máy cán bột giúp cán cho bột dẻo, mịn ra.
Máy chia bột . Sau khi trộn bột, bạn cần có thiết bị để chia bột thành những phần nhỏ hơn. Làm bằng phương pháp thủ công mất nhiều thời gian và lượng bột được chia chắc chắn sẽ không được đều. Máy chia bột sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề đó và chia trọng lượng bột theo tỉ lệ chuẩn của các loại bánh
Máy vê bột nhào nặn, tạo hình dáng cho các loại bánh.
Lò nướng bánh: đây hẳn là thiết bị không thể thiếu trong mỗi cửa hàng bánh ngọt, cùng tùy vào năng suất mà bạn lựa chọn lò nướng có số khay phù hợp.
Tủ kính trưng bày: bánh ngọt là một món ăn đặc biệt, nếu bạn không bảo quản tốt bánh sẽ bị biến chất, hỏng, nấm mốc hay đổi vị, vì vậy cần thiết kế tủ trưng bày đạt chuẩn về độ ẩm, lưu lượng không khí,…
Thiết bị giữ khô thoáng, chống chuột, kiến: bất kì một cửa hàng chuyên bán đồ ăn nào cũng đều cần một hệ thống thông khí để đảm bảo chất lượng của món ăn. Đặc biệt với đồ ngọt thì việc phòng chống chuột, kiến là rất cần thiết.
Bàn ghế, đồ trang trí: bạn nên tạo cho cửa hàng của mình một không gian ấm áp, yên tĩnh, gam màu dịu nhẹ với những món đồ trang trí bắt mắt. Bàn ghế cho khách cũng nên tạo phong cách riêng, tạo sự thoải mái tối đa, vì khi ăn bánh ngọt khách thường mang tâm lý thưởng thức là chính.
- Lựa chọn nguyên liệu
Với một cửa hàng bán bánh thì nguyên liệu làm bánh là rất quan trọng. Bạn cần tìm hiểu và chọn lựa những nguyên liệu tốt nhất, đạt chuẩn về chất lượng cũng như yêu cầu của bản thân, như thế mẻ bánh ra lò mới giữ đúng hương vị. Nhiều người từng chia sẻ, doanh thu kiếm được hơn phân nửa đều đổ vào việc mua nguyên liệu, thậm chí nhiều loại bánh gốc của nước ngoài phải nhập khẩu về. Đặc biệt với bánh kem tươi thì yêu cầu về nguyên liệu càng khắt khe hơn nhiều, vì bánh có hạn sử dụng ngắn, rất dễ hỏng.
- Quảng bá tiệm bánh
Trước khi đưa vào hoạt động, bạn nên quan tâm đến việc quảng bá và đặt bảng hiệu càng sớm nếu có thể. Bạn trao danh thiếp bất cứ khi nào cần thiết và phát tờ rơi thông báo tiệm bánh sắp khai trương. Bạn có thể mở bữa tiệc nhỏ xem như sự kiện ra mắt trước dành cho gia đình và bạn bè. Ngoài ra, bạn thiết kế website với thông tin cơ bản như giới thiệu các loại bánh, thời gian hoạt động và địa điểm hoặc viết blog hàng tuần để đưa ra lời khuyên, hướng dẫn cách làm bánh. Tất cả nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu.
Trên đây là những chia sẻ của công ty Huy Hùng cho những khách hàng nào đang muốn kinh doanh tiệm bánh nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu.
Huy Hùng tự hào là một trong những đơn vị chuyên tư vấn, thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống bếp công nghiệp đáp ứng đúng tiêu chuẩn nguyên lý thiết kế một chiều. Vì vậy, các tiệm bánh chuyên nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm khi các khu vực trong tiệm bánh sẽ được sắp xếp hợp lý giúp cho việc di chuyển, thao tác trong tiệm và trong các khu vực sẽ trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp những thiết bị làm bánh chuyên nghiệp từ các thương hiệu nổi tiếng như Sirman, Berjaya. Nếu bạn đang ấp ủ mở một tiệm bánh chuyên nghiệp cho riêng mình, đừng ngần ngại hãy gọi cho chúng tôi ngay qua số 0942.940.124 (Mr. Hùng). Với dịch vụ tốt, sản phẩm chất lượng, thì Huy Hùng tin rằng khách hàng sẽ tuyệt đối hài lòng.