5 mẫu trang trí cho nhà bếp trường mầm non

mau trang tri bep so 5

5 mẫu trang trí cho nhà bếp trường mầm non

   Nhiều người cho rằng bếp ăn trường mầm non không cần phải quá đẹp bởi nhìn chung không có đứa trẻ mẫu giáo nào nhìn vào khu bếp trường mầm non và đưa ra nhận xét về thiết kế hay cách trang trí của nó. Nếu bạn từng có suy nghĩ này thì hãy bỏ nó qua một bên ngay, bởi việc trang trí nhà bếp trường mầm non không chỉ giúp không gian bếp trở nên sống động mà nó còn tạo sự vui tươi và phấn khởi cho trẻ, giúp việc ăn uống không trở thành gánh nặng.

Mô hình bếp ăn một chiều

Mô hình bếp ăn một chiều được xây dựng tại trường mầm non nhằm mục đích đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến. Không để xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo (lây vi khuẩn, chất bần từ thực phẩm tươi sống sang đồ đã nấu chín).

Vệ sinh an toàn thực phậm tại bếp ăn trường mầm non luôn đòi hỏi cao và cũng thường được Bộ Y tế và Bộ Giáo dục đặc biệt lưu tâm đến. Chính vì vậy, giải pháp cho vấn đề này của các trường mầm non chính là thiết kế bếp theo nguyên lý một chiều, nghĩa là chia khu bếp ra thành từng khu riêng biệt từ khu sơ chế, đến khu nấu nướng, khu trưng bày và vệ sinh.

quy trinh bep 1 chieu

Mô hình bếp ăn 1 chiều 

Về cơ bản, các thiết bị chuyên dụng trong bếp một chiều đều sử dụng vật liệu inox để đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và được chia ra như sau:

Khu nhận nguyên liệu nấu nướng cho nhà bếp: là nơi tiếp nhận các loại thực phẩm tươi sống như rau củ quả, thịt cá… Nguyên liệu sau khi được kiểm tra về chất lượng, số lượng và độ tươi sạch sẽ được chuyển đến khu tiếp nhận.

Tại đây, cần có các thiết bị cơ bản như: giá kệ inox, chậu rửa inox, cân (để kiểm tra trọng lượng).

Khu sơ chế thực phẩm: sau khi nguyên liệu được tiếp nhận, thực phẩm sẽ được sơ chế tại đây và cho vào kho đông trữ lạnh, kho lưu trữ.

Thiết bị cần trong khu này gồm:bàn inox, giá kệ inox, chậu đơn, chậu đôi, giá phẳng inox, giá treo dao, thớt…

Khu tẩm ướp: nguyên liệu sau khi được sơ chế sẽ chuyển trực tiếp đến khu chế biến, tại đây đầu bếp sẽ nhận thực phẩm từ kho lưu trữ và tẩm ướp theo từng món ăn trong thực đơn.

Khu nấu nướng nguyên liệu: thực phẩm sau khi tẩm ướp sẽ được chế biến thành các món ăn khác nhau theo thực đơn dinh dưỡng được đưa ra. Khu này bao gồm các thiết bị nấu chủ yếu như: bếp gas công nghiệp, bếp xào inox, bếp chiên rán, bếp hầm inox, tủ cơm công nghiệp, chụp hút khói – khử mùi inox…

Khu soạn, chia thức ăn: sau khi nấu xong, các món ăn tại đây sẽ được chuyển đến khu chia soạn để phân loại và chia đồ ăn ra khay rồi chuyển đi.

✚ Khu bảo quản, vận chuyển, nhà ăn và khu ăn uống.

Khu vực kho: bao gồm kho đông, kho ướt, kho khô, kho làm mát..

Khu bảo hộ lao động.

Khu thay quần áo và vệ sinh tay.

Cuối cùng là khu vệ sinh.

>> Mời bạn xem thêm: Tham khảo thực đơn của trường mầm non chuẩn quốc gia <<

Một số hình ảnh bếp ăn trường mầm non – trang trí nhà bếp trường mầm non

mau trang tri so 1

Mô hình số 1 

mau trang tri so 2

Mô hình số 2 

mau trang tri so 3

Mô hình số 3

mau trang tri bep so 4

Mô hình số 4

mau trang tri bep so 5

Mô hình số 5

Trên đây là một số hình ảnh thiết kế, trang trí nhà bếp trường mầm non, quý khách hàng có xây dựng và trang trí cho không gian bếp trường mầm non của mình có thể gọi trực tiếp đến hotline của chúng tôi hoặc liên hệ với đội ngũ chuyên viên tư vấn của Inox Huy Hùng để được tư vấn cụ thể.

>> Xem thêm: Các thiết bị inox không thể thiếu trong gian bếp trường mầm non <<

>> Xem thêm: Thiết kế bếp inox trường mầm non theo chuẩn phòng giáo dục <<

Đội ngũ chuyên viên Inox Huy Hùng luôn có mặt và sẵn sàng phục vụ.

CÔNG TY TNHH ĐT – SX – TM HUY HÙNG

Địa chỉ: 13 Đường T4B, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú , TP.HCM

Điện thoại : 0942.940.124 (Mr. Huy)

Email: bephuyhung@gmail.com – Website : www.bepcongnghiephuyhung.com

Chia sẻ bài viết này trên